1. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1.Giới thiệu
Đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân Y tế công cộng (YTCC) là những Cử nhân YTCC có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức về khoa học cơ bản, y học cơ sở, y học lâm sàng cơ bản và YTCC tổng quát để thực hiện các hoạt động y tế thường quy; phát hiện, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên tại nơi công tác; có khả năng tự học, học tập liên tục để nâng cao năng lực góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
1.2.Các chuẩn đầu ra và các tiêu chí cụ thể
Chương trình có 10 chuẩn đầu ra và 53 tiêu chí cụ thể tương ứng như sau:
Chuẩn 1 (KT): Diễn giải những kiến thức cơ bản về y học cơ sở, y học lâm sàng cơ bản; thống kê, tin học cơ bản; dịch tễ cơ bản; sức khỏe môi trường-nghề nghiệp; dinh dưỡng-an toàn thực phẩm; giáo dục và nâng cao sức khỏe; quản lí y tế và chính sách y tế.
1.1. Diễn giải những nội dung chính về y học cơ sở, y học lâm sàng cơ bản để làm nền tảng tiếp cận học tập, nghiên cứu, thực hành về Y tế công cộng (YTCC).
1.2. Giải thích những nội dung cơ bản về thống kê, dịch tễ, giáo dục-nâng cao sức khỏe (GD-NCSK), sức khỏe môi trường-nghề nghiệp (SKMT-NN), dinh dưỡng-an toàn thực phẩm (DD-ATTP), quản lí y tế và chính sách y tế.
1.3. Mô tả phương pháp xác định vấn đề sức khỏe và lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên.
1.4. Mô tả các phương pháp dịch tễ học và thống kê để phân tích vấn đề sức khỏe và mối liên quan giữa vấn đề sức khỏe với các yếu tố quyết định sức khỏe.
1.5. Liệt kê một số giải pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề sức khỏe dựa trên các nguyên lí của dịch tễ học, SKMT-NN, DD-ATTP, GD-NCSK, quản lí y tế và chính sách y tế, cũng như kết quả phân tích vấn đề sức khỏe.
1.6. Tóm tắt cách sử dụng máy tính để truy cập internet, tìm kiếm thông tin, trình bày văn bản, phân tích số liệu bằng các phần mềm thông dụng, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin, học tập, nghiên cứu, thực hành về YTCC hiệu quả.
2.1. Mô tả khái quát hệ thống y tế.
2.2. Mô tả cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống y tế Việt Nam từ trung ương đến địa phương đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.3. Mô tả các chức năng, nhiệm vụ của các bên liên quan đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2.4. Giải thích khái niệm, các chức năng của YTCC và sự thể hiện của YTCC trong các hoạt động của hệ thống y tế.
2.5. Liệt kê một số văn bản qui phạm pháp luật quan trọng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chuẩn 3 (KN): Thu thập thông tin sức khỏe, xác định và phân tích các vấn đề sức khỏe
3.1. Mô tả các yếu tố quyết định sức khỏe.
3.2. Thu thập những thông tin cần thiết để xác định, phân tích các vấn đề sức khỏe, các vấn đề phát sinh trong hoạt động chuyên môn thường qui và để lập kế hoạch thực hiện.
3.3. Ứng dụng tin học cơ bản để thiết kế bảng hỏi thu thập thông tin sức khỏe, tập tin lưu trữ số liệu và phân tích mô tả số liệu thu được.
3.4. Xác định các vấn đề sức khỏe và phân tích vấn đề sức khoẻ ưu tiên.
4.1. Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn YTCC thường qui tại nơi công tác.
4.2. Đề xuất các chiến lược hay giải pháp phù hợp để giải quyết hiệu quả các yếu tố quyết định vấn đề sức khỏe ưu tiên.
4.3. Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khoẻ ưu tiên với những giải pháp khả thi và phù hợp dựa vào nguồn lực sẵn có và sự tham gia của cộng đồng.
4.4. Lập kế hoạch giám sát hỗ trợ, theo dõi, đánh giá quá trình, kết quả và tác động của các can thiệp nâng cao sức khỏe hoặc các hoạt động chuyên môn YTCC thường qui.
5.1. Điều phối và thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn YTCC thường qui, kế hoạch can thiệp nâng cao sức khỏe.
5.2. Nhận biết các triệu chứng, dấu hiệu bất thường, các nguy cơ đối với sức khỏe và tham gia sơ cứu ban đầu ở cộng đồng.
5.3. Thực hiện các hoạt động huy động sự tham gia của các bên liên quan, huy động nguồn lực của cộng đồng để thực hiện kế hoạch hiệu quả.
5.4. Cung cấp thông tin, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, nhóm và cộng đồng.
5.5. Thực hiện theo dõi, giám sát các hoạt động theo kế hoạch thường quy và các can thiệp nâng cao sức khỏe.
5.6. Đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch và tham gia bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
5.7. Thực hiện các hoạt động đánh giá kết quả và tác động của các can thiệp nâng cao sức khỏe, các chương trình, dự án YTCC.
5.8. Thống kê, báo cáo tiến trình thực hiện kế hoạch, xác định những vấn đề nảy sinh và đề xuất biện pháp giải quyết tương ứng.
5.9. Đề xuất điều chỉnh biện pháp duy trì hoặc mở rộng phạm vi can thiệp nâng cao sức khỏe.
5.10. Thực hiện các hoạt động vận động chính sách, đánh giá chính sách y tế.
5.11. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong thực hành YTCC.
6.1. Xác định các chủ đề nghiên cứu phù hợp.
6.2. Thiết kế đề cương nghiên cứu vấn đề sức khỏe cụ thể với các thiết kế nghiên cứu phù hợp.
6.3. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu để mô tả, phân tích các vấn đề sức khỏe, đánh giá các chương trình, dự án YTCC.
6.4. Quản lí, phân tích, trình bày, báo cáo số liệu và kết quả nghiên cứu.
6.5. Sử dụng một số ứng dụng công nghệ thông tin thông dụng trong thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu và công bố kết quả.
6.6. Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong các hoạt động nghiên cứu về YTCC.
Chuẩn 7 (KN): Truyền thông, giáo dục sức khỏe hiệu quả với cá nhân, nhóm và cộng đồng.
7.1. Lựa chọn các nội dung, thiết kế các thông điệp, sản phẩm truyền thông sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng đích.
7.2. Lựa chọn hoặc thiết kế các phương tiện truyền thông khác nhau phù hợp với bối cảnh, văn hóa, điều kiện thực tế của cộng đồng.
7.3. Thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe, giao tiếp với các hình thức nói, viết, phi ngôn ngữ và sử dụng phương tiện truyền thông phù hợp bối cảnh và văn hóa của cộng đồng.
8.1. Mô tả những khác biệt trong cộng đồng có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ cá nhân và quần thể (khác biệt về địa lí, giới, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa, tình trạng kinh tế-xã hội, học vấn…).
8.2. Phân tích các đối tượng đích để hiểu rõ sự khác biệt giữa các cá nhân/quần thể và có chiến lược can thiệp phù hợp.
8.3. Phân tích các bên liên quan tham gia giải quyết vấn đề sức khỏe.
8.4. Phối hợp với các bên liên quan để thực hiện các hoạt động, chương trình nâng cao sức khỏe.
8.5. Lập kế hoạch và huy động sự tham gia của các bên liên quan vì mục đích nâng cao sức khỏe.
8.6. Quản lý các nguồn lực thuộc phạm vi được phân công phụ trách.
8.7. Sử dụng các nguồn lực hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, sáng tạo.
8.8. Áp dụng các kĩ năng mềm (giao tiếp, làm việc nhóm, lập kế hoạch công việc, quản lí thời gian..) trong thực hiện công việc.
8.9. Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ phù hợp, hiệu quả trong công việc.
9.1. Tạo điều kiện để các bên liên quan chủ động tham gia trong xác định nhu cầu sức khỏe và giải quyết các vấn đề sức khỏe.
9.2. Chủ động tiếp nhận phản hồi của các bên liên quan trong quá trình xác định nhu cầu sức khỏe; cân nhắc sự khác biệt của các nhóm đối tượng đích khác nhau để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các can thiệp nâng cao sức khỏe, các chương trình, dự án YTCC.
Chuẩn 10 (TĐ): Chủ động học tập và phát triển chuyên môn nghề nghiệp liên tục.
10.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của YTCC đối với sức khỏe người dân.
10.2. Chủ động ứng dụng kiến thức kĩ năng tích lũy được vào công việc và học tập liên tục để cập nhật kiến thức và tăng cường kĩ năng, nâng cao hiệu quả công việc.
10.3. Chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin, quan điểm trong quá trình công tác nhằm nâng cao hiệu quả công việc.
10.4. Tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo liên tục nâng cao năng lực chuyên môn nghề nghiệp tại nơi làm việc.
2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
- Khối lượng kiến thức tối thiểu là: 136 tín chỉ (TC), không bao gồm hai môn Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh.
- Thời gian đào tạo: 4 năm (có thể rút ngắn nếu đủ điều kiện theo qui định)
2.2. Cấu trúc chương trình đào tạo
STT |
Khối lượng học tập |
Số TC |
1 |
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (không kể nội dung: Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh) |
26 |
2 |
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, bao gồm:
|
12 30 57 10 2 |
Tổng cộng |
137 |
3. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương (9 học phần – 7 môn học)
STT |
Mã môn học |
Tên học phần |
Số TC |
Phân bố TC |
|
Lí thuyết(LT) |
Thực hành (TH) |
||||
1 |
|
Triết học Mác – Lênin |
3 |
3 |
0 |
2 |
|
Kinh tế chính trị Mác – Lênin |
2 |
2 |
0 |
3 |
|
Chủ nghĩa Xã hội Khoa học |
2 |
2 |
0 |
4 |
HCMI50 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
2 |
0 |
5 |
COPA50 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
2 |
0 |
6 |
ENGL501 ENGL502 ENGL503 ENGL504 ENGL505 ENGL506 |
Tiếng Anh |
12 |
5 |
7 |
7 |
INFO50 |
Tin học |
3 |
1 |
2 |
8 |
PEDU501 |
Giáo dục thể chất 1 |
|
|
|
9 |
PEDU502 |
Giáo dục thể chất 2 |
|
|
|
10 |
DEFE50 |
Giáo dục quốc phòng – An ninh |
165 tiết |
- |
- |
Tổng cộng * |
26 |
17 |
9 |
*Không kể Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – An ninh
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
3.1.2.1. Kiến thức cơ sở của khối ngành (6 học phần – 5 môn học)
STT |
Mã môn học |
Tên học phần |
Số TC |
Phân bố TC |
|
LT |
TH |
||||
1 |
BIOL50 |
Sinh học và di truyền |
2 |
1 |
1 |
2 |
PSYC501 |
Tâm lí học sức khỏe |
2 |
1,5 |
0,5 |
3 |
ETHI502 |
Đạo đức trong Y tế công cộng |
2 |
1,5 |
0,5 |
4 |
BIOS501 |
Thống kê y sinh học 1 |
2 |
1 |
1 |
5 |
BIOS502 |
Thống kê y sinh học 2 |
2 |
1 |
1 |
6 |
RESE50 |
Nghiên cứu khoa học |
2 |
1 |
1 |
Tổng cộng |
12 |
7 |
5 |
3.1.2.2. Kiến thức cơ sở của ngành (11 học phần – 11 môn học)
STT |
Mã môn học |
Tên học phần |
Số TC |
Phân bố TC |
|
LT |
TH |
||||
1 |
ANAT50 |
Giải phẫu – Sinh lí học |
4 |
2 |
2 |
2 |
PATH50 |
Sinh lý bệnh và miễn dịch học |
2 |
1 |
1 |
3 |
BIOC50 |
Hóa sinh y học |
2 |
1 |
1 |
4 |
PARA50 |
Ký sinh trùng y học |
2 |
1 |
1 |
5 |
MICR50 |
Vi sinh y học |
2 |
1 |
1 |
6 |
INTE58 |
Triệu chứng - Điều trị học cơ bản Nội khoa, Nhi khoa (Lí thuyết) |
3 |
3 |
0 |
7 |
SURG58 |
Triệu chứng - Điều trị học cơ bản Ngoại khoa, Sản khoa (Lí thuyết) |
3 |
3 |
0 |
8 |
INTE581 |
Triệu chứng - Điều trị học cơ bản Nội khoa, Nhi khoa - Phần thực hành (Thực tập 1 – tại Bệnh viện) |
4 |
0 |
4 |
9 |
SURG581 |
Triệu chứng - Điều trị học cơ bản Ngoại khoa, Sản khoa - Phần thực hành (Thực tập 1 – tại Bệnh viện) |
2 |
0 |
2 |
10 |
DISE502 |
Sơ cấp cứu ở cộng đồng |
3 |
2 |
1 |
11 |
COMM50 |
Các bệnh truyền nhiễm và không truyền nhiễm |
3 |
3 |
0 |
Tổng cộng |
30 |
17 |
13 |
3.1.2.3. Kiến thức ngành (24 học phần – 22 môn học)
STT |
Mã môn học |
Tên học phần |
Số TC |
Phân bố TC |
|
---|---|---|---|---|---|
LT |
TH |
||||
1 |
EPID50 |
Dịch tễ học cơ bản |
2 |
2 |
0 |
2 |
ORGA50 |
Tổ chức và quản lí hệ thống y tế |
3 |
3 |
0 |
3 |
MANP50 |
Nguyên lí quản lí và các kĩ năng quản lí cơ bản |
2 |
2 |
0 |
4 |
PLAN50 |
Kế hoạch y tế |
3 |
2 |
1 |
5 |
SOCI50 |
Nhân học và Xã hội học Sức khỏe |
2 |
2 |
0 |
6 |
PROM50 |
Đại cương Giáo dục sức khỏe và Nâng cao sức khỏe |
3 |
2 |
1 |
7 |
REPH50 |
Sức khoẻ sinh sản |
2 |
2 |
0 |
8 |
POPU50 |
Dân số và Phát triển |
2 |
2 |
0 |
9 |
NUTR50 |
Đại cương Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm |
2 |
1 |
1 |
10 |
ECON50 |
Kinh tế y tế và Tài chính y tế |
2 |
2 |
0 |
11 |
ENVI50 |
Sức khỏe môi trường cơ bản |
3 |
2 |
1 |
12 |
OCCU50 |
Sức khoẻ nghề nghiệp cơ bản |
2 |
1 |
1 |
13 |
MANS50 |
Quản lí dịch vụ y tế |
2 |
2 |
0 |
14 |
POLI50 |
Chính sách y tế |
2 |
2 |
0 |
15 |
REHA50 |
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng |
2 |
1 |
1 |
16 |
QUAL50 |
Nghiên cứu định tính |
2 |
1 |
1 |
17 |
ICDI50 |
Quản lí thông tin y tế và Phân loại quốc tế về bệnh tật và tử vong |
2 |
1 |
1 |
18 |
EMER50 |
Quản lí y tế công cộng trong tình huống khẩn cấp |
2 |
2 |
0 |
19 |
FOOD524 |
Quản lý an toàn thực phẩm |
2 |
1 |
1 |
20 |
ENVI532 |
Sức khỏe môi trường nâng cao |
2 |
1 |
1 |
21 |
MARK55 |
Truyền thông sức khỏe |
3 |
2 |
1 |
22 |
EVAL54 |
Thiết kế đánh giá chương trình y tế |
2 |
1 |
1 |
23 |
FIEL502 |
Thực tập 2 – tại cộng đồng * |
2 |
0 |
2 |
24 |
FIEL513 |
Thực tập 3 – tại cộng đồng ** |
6 |
0 |
6 |
Tổng cộng |
57 |
37 |
20 |
* năm thứ 3; 4 tuần; tại Trạm Y tế xã.
** năm thứ 4; 12 tuần; tại một trong các cơ sở: Trạm Y tế xã, TTYT quận/huyện, Các Trung tâm thuộc y tế tuyến tỉnh như Trung tâm YTDP/Trung tâm kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh/thành phố, Trung tâm TTGDSK trung ương…, các Tổ chức phi chính phủ.
3.2. Danh mục các môn học tự chọn (17 học phần – 17 môn học)
Sinh viên đăng kí ít nhất 10 TC môn tự chọn, trong số 17 môn học tự chọn trong bảng sau:
STT |
Mã môn học |
Tên học phần |
Số TC |
Phân bố TC |
|
LT |
TH |
||||
1 |
EPID5412 |
Dịch tễ học chấn thương |
2 |
2 |
0 |
2 |
PAND54 |
Điều tra một vụ dịch |
2 |
1 |
1 |
3 |
FOOD523 |
Bệnh truyền qua thực phẩm và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm |
3 |
2 |
1 |
4 |
BASI521 |
Dinh dưỡng cơ bản và xây dựng khẩu phần dinh dưỡng |
3 |
2 |
1 |
5 |
OCCU53 |
Sức khỏe nghề nghiệp |
2 |
1 |
1 |
6 |
RISK53 |
Đánh giá nguy cơ Sức khỏe môi trường - nghề nghiệp |
2 |
1 |
1 |
7 |
SCHO53 |
Sức khỏe trường học |
2 |
1 |
1 |
8 |
PROM553 |
Vận động trong Nâng cao sức khỏe |
2 |
1 |
1 |
9 |
MARK55 |
Tiếp thị xã hội |
2 |
1 |
1 |
11 |
HIVA57 |
Phòng chống HIV/AIDS |
3 |
2 |
1 |
10 |
PROJ57 |
Quản lí dự án |
2 |
2 |
0 |
12 |
DATA565 |
Thông tin và số liệu hỗ trợ ra quyết định |
2 |
1 |
1 |
13 |
APPL566 |
Nghiên cứu và đánh giá hệ thống thông tin y tế. |
2 |
1 |
1 |
14 |
|
Dân số và Phát triển nâng cao |
3 |
3 |
0 |
15 |
|
Thống kê dân số |
2 |
1 |
1 |
16 |
|
Dịch vụ DS và KHHGĐ |
3 |
3 |
0 |
17 |
|
Truyền thông DS và KHHGĐ |
2 |
2 |
0 |
Tổng cộng |
39 |
27 |
12 |