I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe; nắm vững hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành nghề công tác xã hội; có khả năng nghiên cứu, phát hiện và giúp cá nhân, nhóm và cộng đồng giải quyết vấn đề xã hội trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cả 03 cấp độ bệnh viện, cộng đồng, và hoạch định chính sách

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kiến thức

- Có hệ thống kiến thức nền tảng về thế giới quan, phương pháp luận khoa học

- Có hệ thống kiến thức về Pháp luật Việt Nam về các vấn đề xã hội 

- Có hệ thống kiến thức về y học  cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

- Có hệ thống kiến thức về phục hồi chức năng

- Có hệ thống kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học

- Có hệ thống kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi của con người

- Có hệ thống kiến thức về ngành CTXH

- Có kiến thức dinh dưỡng cơ bản phục vụ công tác tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng.

2.2. Về kỹ năng

- Áp dụng các chính sách pháp luật trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội 

- Áp dụng kiến thức về y học lâm sàng cơ bản phục vụ thực hành nghề công tác xã hội

- Áp dụng kiến thức về phục hồi chức năng trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật

- Áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để xây dựng đề cương, thực hiện các nghiên cứu trong công việc

- Áp dụng kiến thức về lý thuyết tâm lý, xã hội và hành vi con người trong việc hỗ trợ thân chủ

- Áp dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ CTXH vào quá trình hỗ trợ các hệ thống thân chủ khác nhau như: cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng

2.3. Về thái độ

- Tôn trọng đề cao triết lý và sứ mệnh nghề nghiệp CTXH; Nhận thức rõ về vai trò, chức năng của nghề CTXH

- Có ý thức trách nhiệm cao với nghề nghiệp, yêu nghề, có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp tốt, có lối sống và tác phong mẫu mực của người cán bộ, nhân viên công tác xã hội.

- Tôn trọng, đề cao tầm quan trọng của các mối quan hệ của con người

-  Áp dụng những hiểu biết của mình về công bằng xã hội để biện hộ cho quyền con người và tham gia vào thực hành thúc đẩy công bằng xã hội.

-  Thể hiện hành vi đạo đức và chuyên nghiệp trong mọi tình huống,bối cảnh và lĩnh vực thực hành nghề nghiệp.

- Không ngừng học hỏi, phấn đấu, trau dồi về phẩm chất đạo đức, kiến thức, năng lực nghề nghiệp, tính cách trong sáng, trọn vẹn, sự tận tâm trong các mối quan hệ với thân chủ và công việc để đảm nhiệm và hoàn thành tốt vai trò, trách nhiệm nghề nghiệp.

3. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp

- Khu vực làm việc: Làm việc tại các cơ sở quản lí Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Viên nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các công ty.

- Cung ứng dịch vụ công tác xã hội tại các cơ sở và tổ chức xã hội (các cơ sở, cơ quan, tổ chức công và tư).

- Thực hành nghề công tác xã hội chuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau như: sức khoẻ, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, xã hội, văn hoá, môi trường … Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến công tác xã hội.

- Chức danh có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp (tùy thuộc vào vị trí công tác: giảng viên, nghiên cứu viên, Công chức, nhân viên xã hội, công tác xã hội viên).

II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Thời gian đào tạo

- Thời gian đào tạo:         4 năm

2. Khối lượng kiến thức toàn khóa

- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 135, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (4 tín chỉ) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (8 tín chỉ)

3. Đối tượng tuyển sinh

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Hình thức chính quy: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Hình thức Vừa làm vừa học: theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4. Quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

Thực hiện đào tạo và xét tốt nghiệp theo quy chế đào tạo theo tín chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Y tế công cộng.

5. Thang điểm

Theo quy chế đào tạo theo tín chỉ Bộ Giáo dục và Đào tạo và trường Đại học Y tế công cộng

6. Nội dung chương trình

 

TT

Khối lượng học tập

Số Tín chỉ

1

Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh)                   

22

2

Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:

 

Kiến thức cơ sở khối ngành

28

Kiến thức cơ sở ngành

23

Kiến thức ngành

48

Kiến thức bổ trợ (Tự chọn 14 TC)

14

Cộng

135

 

6.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

STT

Môn học

Tổng TC

  1.  

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (1)

2

  1.  

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác –Lênin (2)

3

  1.  

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

  1.  

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

  1.  

Pháp luật đại cương

2

  1.  

Tiếng Anh 1

2

  1.  

Tiếng Anh 2

2

  1.  

Tiếng Anh 3 (chuyên ngành)

2

  1.  

Tiếng Anh 4 (chuyên ngành)

2

  1.  

Tin học đại cương

2

  1.  

Giáo dục thể chất

6

  1.  

Giáo dục Quốc phòng

7

 

Tổng*

22

 

* Không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng

6.2. Khối kiến thức cơ sở của khối ngành

STT

Môn học

Tổng TC

  1.  

Giải phẫu - Sinh lý học

4

  1.  

Sơ cấp cứu thông thường tại cộng đồng

2

  1.  

Xử trí ban đầu một số trường hợp cấp cứu nội khoa, sản khoa và ngoại khoa

 2

  1.  

Đại cương GDSK & nâng cao sức khỏe cộng đồng

3

  1.  

Phương pháp nghiên cứu khoa học

3

  1.  

Một số bệnh KTN phổ biến tại cộng đồng

3

  1.  

Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến tại cộng đồng

3

  1.  

Đại cương Dinh dưỡng

2

  1.  

Xây dựng khẩu phần ăn và tư vấn dinh dưỡng

3

 

Tổng

28

 

 

6.3. Khối kiến thức cơ sở của ngành

STT

Môn học

Tổng TC

  1.  

Tâm lý học đại cương

3

  1.  

Tâm lý học sức khỏe

3

  1.  

Xã hội học đại cương

2

  1.  

An sinh xã hội

2

  1.  

Chính sách xã hội

2

  1.  

Nhân học và xã hội học sức khỏe

2

  1.  

Giới và phát triển

2

  1.  

Thống kê y tế

2

  1.  

Phục hồi chức năng xã hội

2

  1.  

Phục hồi chức năng y tế

3

 

Tổng

23

 

 

6.4. Khối kiến thức ngành

STT

Môn học

Tổng TC

  1.  

Đại cương về công tác xã hội

3

  1.  

Tham vấn trong công tác xã hội

3

  1.  

Công tác xã hội với cá nhân và gia đình

3

  1.  

Công tác xã hội với nhóm

2

  1.  

Phát triển cộng đồng

3

  1.  

Quản trị ngành công tác xã hội

3

  1.  

Công tác xã hội trong bệnh viện

3

  1.  

Công tác xã hội  trong chăm sóc sức khỏe tâm thần

2

  1.  

Công tác xã hội với người khuyết tật

3

  1.  

Quản lý trường hợp trong công tác xã hội

2

  1.  

Thực hành công tác xã hội với cá nhân

3

  1.  

Thực hành công tác xã hội với nhóm

3

  1.  

Thực hành phát triển cộng đồng

3

  1.  

Thực tập tốt nghiệp

6

  1.  

Khóa luận tốt nghiệp

6

  1.  

Môn chuyên ngành (Thay thế khóa luận tốt nghiệp)

6

 

Tổng

48

 

 

6.5. Khối kiến bổ trợ

STT

Môn học

Tổng TC

  1.  

Truyền thông trong công tác xã hội

2

  1.  

Công tác xã hội với người nghiện ma túy, mại dâm, HIV/AIDS      

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ             

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trẻ em                          

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người nghèo và người dân tộc thiểu số         

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi       

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe trường học

2

  1.  

Công tác xã hội trong tình huống khẩn cấp

2

  1.  

Vận động trong nâng cao sức khỏe cộng đồng

2

  1.  

Xây dựng và quản lý dự án trong công tác xã hội

2

  1.  

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe với người di cư

2

 

Tổng

22